Bị nám da có sao không, trị nám da có nguy hiểm không?

Bị nám da có sao không, trị nám da có nguy hiểm không?

Nám da là một vấn đề về da phổ biến với các mảng nâu, xám trên khuôn mặt. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị nám cao gấp nhiều lần so với nam giới. Nám da có những ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất rõ ràng, tuy nhiên nhiều người lo lắng không biết bị nám có sao không, có hại đến sức khoẻ không và việc trị nám da có nguy hiểm không. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề này trong bài viết sau.

1. Nám có hại không? Bị nám da có sao không?

Nám da là một rối loạn tăng sắc tố da thường gặp. Chúng thường xuất hiện dưới dạng các mảng hoặc đốm giống như tàn nhang với màu nâu nhạt cho đến sẫm màu. Về mặt bản chất, nám da là một cơ chế bảo vệ cơ thể tự nhiên của cơ thể. Melanin sẽ được sản sinh với số lượng lớn khi gặp các tác nhân gây bất lợi cho cơ thể như tia UV có trong ánh nắng và các nguồn sáng khác, rối loạn nội tiết, lão hoá, viêm mụn, stress, sử dụng các chất có hại cho da,… Ví dụ nếu gặp ánh nắng, tia ngoại tử khi kết hợp với enzyme Tyrosinase như một chất xúc tác để tạo thành sắc tố đen melanin. Sắc tố da melanin là chất tự nhiên được tạo ra bởi các tế bào melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố) và được phân bố rải rác ở lớp đáy thượng bì.

Nám da thực chất không liên quan đến bệnh tật hay gây nguy hiểm, tử vong. Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế, không có trường hợp nám da nào chuyển đổi thành ác tính hay có nguy cơ mắc bệnh ác tính. Thậm chí nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người bị nám da có nguy cơ mắc bệnh u hắc tố thấp hơn những người khác.

Nám da không dễ để loại bỏ bởi vì loại bỏ sắc tố da là một quá trình lâu dài. Nguồn gốc của sắc tố da là lớp biểu bì và nếu quá trình tạo hắc tố da có thể bị ức chế trong thời gian dài, sắc tố đen sẽ không được bổ sung và dần giải quyết được tình trạng nám da.

Các trường hợp nám da dai dẳng hoặc tái phát thường xảy ra và chắc chắn sẽ tái phát nếu không không có các biện pháp chống nắng nghiêm ngặt.

Nám da gây mất thẩm mỹ nhưng không nguy hiểm cho sức khoẻ
Nám da gây mất thẩm mỹ nhưng không nguy hiểm cho sức khoẻ

2. Trị nám da có nguy hiểm không?

Trị nám da có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp bạn lựa chọn. Nếu sử dụng các phương pháp không an toàn và tại các cơ sở kém chất lượng thì sẽ có rất nhiều hệ luỵ. Tuy nhiên, với các phương pháp trị nám chính thống thì bạn hoàn toàn có thể an tâm.

Trị nám bằng biện pháp lột da

Lột da là một phương pháp trị nám không được khuyến khích. Phương pháp này sử dụng các hợp chất gốc axit glycolic hoặc salicylic có thể làm tăng sự thay đổi của các tế bào sừng tăng sắc tố. Người điều trị sẽ bắt đầu điều trị hàng tháng bằng các công thức có nồng độ thấp và tiến triển thành các lần sử dụng hàng tuần ở nồng độ cao hơn. Họ sẽ sử dụng kết hợp các chất làm sáng da để có kết quả tốt hơn.

Phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bạn chỉ nên sử dụng khi đã thử nghiệm ít nhất một loại thuốc làm sáng da và không bị phản phản ứng phụ. Quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ tình trạng mất sắc tố da và nên dừng điều trị nếu phát hiện thấy sự thay đổi sắc tố ở vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng dễ kéo theo tình trạng tái nám.

Trị nám bằng laser

Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong điều trị nám. Người ta sẽ sử dụng tia Laser bước sóng khoảng 5500 nano mét để đốt cháy các đốm nám và bọc nám màu đen. Với phương pháp này, bạn sẽ loại bỏ nhanh các đốm nám hiện hữu trên mặt. Tuy nhiên theo thời gian thì các hạt melanin được hình thành và lại được đẩy dần lên trên, tình trạng nám sẽ trở lại. Vì vậy trị nám bằng laser cần có thêm các biện pháp sử dụng dược liệu và thoa kem trị nám đi cùng.

Bên cạnh đó phương pháp laser không phải là không có các tác dụng phụ.  Khá nhiều trường hợp sẽ tăng nặng do cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp các xâm lấn. Bởi vậy trước khi điều trị cần phải test thử.

Trị nám bằng kem bôi trị nám

Dùng kem bôi trị nám là một biện pháp thường được chị em sử dụng nhất bởi tính tiện lợi dễ thực hiện. Bằng việc sử dụng các hoạt chất đặc trị, tình trạng nám sẽ được đẩy lùi. Tuy nhiên mức độ hiệu quả của các hoạt chất này lại khác nhau.

Đầu tiên, chúng ta có các hoạt chất trị nám trắng da thường được nhắc tới đó là α-Arbutin, Hydroquinone, Vitamin C vv… Các hoạt chất này có tác dụng chính là ức chế hoạt động của men Tyrosinase, một nguyên liệu để hình thành các hạt melanin. Ở giai đoạn đầu sử dụng, nám được đẩy lùi hiệu quả. Tuy nhiên khi dừng sử dụng, nám sẽ trở lại bởi các bào quan hay enzym cần thiết lại tiếp tục được sử dụng để tổng hợp melanin. Vì vậy dùng các sản phẩm này dễ rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc.

Trên thế giới đã có những bước tiến lớn trong điều trị nám, đó là ứng dụng công nghệ m-RNA để tạo ra hoạt chất Oligopeptide 68 để bẻ gãy đoạn mã tổng hợp nên MITF. Đoạn mã MITF quy định mức độ hoạt động của tế bào Melanocytes, có nhiều đoạn mã MITF thì tế bào hắc sắc tố sẽ sản sinh nhiều melanin hơn. Bên cạnh đó, người ta sẽ thay thế đoạn mã bị bẻ gãy bằng đoạn mã bằng họ gen SMAD, gen này cấu thành nên lớp nền ECM của tầng trung bì nên vừa có thể trị nám, vừa giúp tái tạo lại làn da hiệu quả. Công nghệ ưu việt này hiện đang được ứng dụng độc quyền trong sản phẩm kem trị nám Spotlite nhập khẩu từ Israel. Sản phẩm đã được chứng minh là hiệu quả gấp 2 lần các biện pháp trên, an toàn, không tái nám và không cần dùng các biện pháp xâm lấn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải kiên nhẫn khi sử dụng phương pháp này bởi với biện pháp dùng kem bôi Spotlite thì da sẽ cần có thời gian để tái tạo tự nhiên để loại bỏ các đốm nám.

Như vậy có thể thấy các biện pháp trị nám đã được các chuyên gia công nhận thường không gây nguy hiểm cho sức khoẻ, nhưng đáp ứng điều trị là không giống nhau và mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon