Bà bầu bị nám da mặt phải làm sao? Cách trị nám da cho mẹ bầu?

Bà bầu bị nám da mặt phải làm sao? Cách trị nám da cho mẹ bầu?

Bà bầu bị nám da mặt là trường hợp không hiếm gặp trong cuộc sống, còn được biết đến với tên gọi là mặt nạ thai kỳ. Điều này đem lại nhiều lo lắng cho các mẹ bởi giai đoạn này cần rất thận trọng trong việc sử dụng các biện pháp điều trị. Hiểu đúng về nguyên nhân gây ra nám sẽ giúp bạn tìm ra cách trị nám da hiệu quả.

1. Nhận biết tình trạng nám da ở bà bầu

Bỗng vào một ngày bạn thấy trên da của mình xuất hiện những mảng màu sẫm khác biệt so với các vùng da khác và cho rằng bạn đã bị nám da? Đừng vội khẳng định, bạn nên kiểm tra lại các trường hợp cũng khiến da xuất hiện các mảng tối màu sau đây:

  • Tình trạng tăng sắc tố da sau viêm
  • Tình trạng tăng sắc tố sau khi bị cháy nắng

Nếu da của bạn không do các yếu tố trên gây ra và có thêm các dấu hiệu sau thì rất có thể là bạn đã bị nám da hay còn gọi là mặt nạ thai kỳ:

  • Hình dáng: da xuất hiện từng mảng màu khác biệt hoặc là các đốm tròn như đầu đình mọc rải rác trên mặt
  • Màu sắc: có màu nâu nhạt cho đến đậm, một số ít có màu nâu đen, nâu xanh, nâu xám
  • Tính đối xứng: các mảng nám thường có đặc điểm là đối xứng trên mặt. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất và có thể phân biệt được với tình trạng tàn nhang.
  • Vùng da bị nám thường phân biệt rõ rệt với vùng da thường.
  • Rất nhạy cảm với nắng: càng đi ra nắng, bạn sẽ thấy các mảng tối màu càng trở nên sẫm hơn và thậm chí lan rộng hơn.
Nhận biết tình trạng nám da ở bà bầu
Nhận biết tình trạng nám da ở bà bầu

2. Nám da thường xuất hiện ở đâu

Bầu bị nám mặt

Bà bầu bị nám mặt là trường hợp phổ biến nhất và cũng là điều khiến cho chị em cảm thấy mất thẩm mỹ nhất. Trong đó gò má và hai bên má là nơi xuất hiện nám nhiều nhất, sau đó đến mũi, trán, cằm và trên môi.

Bầu bị nám da tay

Ngoài mặt thì bà bầu bị nám da tay cũng khá phổ biến, nám thường xuất hiện trên bàn tay.

Nám cũng có thể ở một số vị trí khác như cổ, lưng, bụng,… nhưng không phổ biến

3. Nguyên nhân gây ra nám da ở bà bầu

Nguyên nhân gây ra nám da ở bà bầu phần lớn đến từ yếu tố nội tiết. Giai đoạn mang thai là giai đoạn phụ nữ có sự rối loạn trong nội tiết rất nhiều, lượng hormone estrogen và progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao. Chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa và làm và sản sinh Melanin mạnh mẽ hơn. Đây là lý do khiến cho nám rất dễ xảy ra ở bà bầu.

Mặt khác phụ nữ khi mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, nghén thai kỳ. Chính yếu tố stress này cũng là yếu tố kích thích tình trạng nám xảy ra.

4. Cách điều trị nám da cho bà bầu

Với tình trạng nám da trong thời gian mang bầu thì bạn sẽ không cần phải quá lo lắng bởi nám hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi và nám có thể sẽ mờ dần khi nội tiết của bạn cân bằng trở lại. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian bởi nội tiết của bạn sẽ chưa thể cân bằng trong giai đoạn bạn cho con bú và cơ địa của mỗi người là không giống nhau. Có người có thể sẽ mất hoàn toàn các vết nám sau thời gian sinh con nhưng cũng có người tình trạng nám kéo dài gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vì vậy mà các mẹ bầu có thể tham khảo ngay cách cách điều trị nám an toàn sau đây:

Sử dụng kem bôi trị nám an toàn cho bà bầu

Để đẩy lùi nám thì việc sử dụng các loại kem với hoạt chất tác động lên nám là điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên chị em phụ nữ giai đoạn mang thai rất thận trong trong việc sử dụng các sản phẩm đường uống và đường bôi bởi lo lắng các thành phần có trong kem trị nám có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hiểu được điều đó, chúng tôi đưa ra một gợi ý tốt cho bạn đó là Kem trị nám Spotlite.

Tác dụng trị nám tận gốc bằng cách hạn chế sự hoạt động của tế bào hắc sắc tố. Nhờ công nghệ m-RNA, Spotlite bẻ gãy các nguyên liệu cần thiết của quá trình phát lệnh tổng hợp sắc tố đen, tế bào hắc sắc tố bị mất tác dụng sản sinh melanin. Cơ chế điều trị nám này cho phép điều trị nám hiệu quả hơn 2 lần các phác đồ hiện có trên thị trường kể cả phương pháp xâm lấn đốt laser hay sử dụng các hoạt chất cũ như Hydroquinol, Alpha Abutin và Vitamin C… và vượt trội hơn nữa so với các phương pháp trên là Spotlite sẽ giúp người dùng không bị tái nám.

Hơn nữa, các thành phần của kem trị nám Spotlite đều rất an toàn, gồm Oligopeptide 68, Potassium azeloyl diglycinate 5% (dẫn xuất hoàn hảo hơn của azelaic axit , tác dụng tương đương 20% nhưng không gây bất kỳ kích ứng nào cho da ), Vitamin C 5% (bọc liposome không bị oxi hóa ), các thành phần chống nắng và ngăn ngừa sẹo như Titandium tioxit và Ethylhexyl methoxycinnamate (Uvinul MC 80). Bạn khi sử dụng sản phẩm sẽ không lo lắng bị kích ứng bởi kem trị nám Spotlite phù hợp cho mọi loại da và không gây ảnh hưởng đến em bé.

Chăm sóc da thường xuyên

Bên cạnh sử dụng kem trị nám thì việc chăm sóc da cần được thực hiện song song để mau chóng đạt được hiệu quả trị nám. Một chế độ chăm sóc da tối thiểu cần các bước:

  • Dùng nước tẩy trang để làm sạch da
  • Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt mỗi ngày
  • Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần
  • Thoa serum dưỡng ẩm cho da
  • Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài

Bổ sung các chất cân bằng nội tiết thông qua ăn uống

Bà bầu có thể bổ sung thêm một số chất để giúp cân bằng hệ nội tiết, vừa tốt cho thai nhi thông qua con đường ăn uống:

  • Omega-3: cá hồi, sữa đậu nành, bột ngũ cốc, các loại hạt, cải xoăn, cải bó xôi, dầu gan cá, dầu đậu nành, rong biển, tảo, trứng…
  • Axit Folic: rau có màu xanh thẫm, trái cây họ cam quýt, măng tây, óc chó, đậu phộng, đậu lăng, đậu mắt đen, súp lơ xanh, bắp cải, quả bơ…
  • Magie: Socola, quả bơ, các loại hạt, cây họ đậu, đậu phụ, hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, chuối,…
  • Kẽm: thịt, động vật có vỏ, các loại hạt, hạt khô, sữa, trứng,…
  • Vitamin A: Bí ngô, hải sản, khoai lang, gan bò, cà rốt, trứng, dưa lưới, quả xoài, ớt chuông đỏ,…
  • Vitamin C: Quả ổi, Kiwi, dâu tây, súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, khoai tây, cam quýt..
  • Vitamin E: hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, cải bó xôi, bí đỏ, măng tây, bông cải xanh,…
  • Vitamin K: cải bó xôi, húng quế, cải xoăn, bắp cải, mùi tây, bông cải xanh, măng tây, cần tây, dưa chuột, mận, cà rốt,…
  • Vitamin B16: cá hồi, hàu, trai, hến, thịt gà, thịt bò, rau xanh, sữa, sữa chua, gan,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon